CÂY TRÚC ĐEN ĐỘC ĐÁO -Ý NGHĨA PHONG THỦY
Thuộc loại cây cảnh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trúc đen mang nét quý phái, sang trọng, ngày càng được nhiều người lựa chọn trồng trang trí nhà phố.
Khác với các loại cây cùng họ, Cây trúc đen có màu sắc đen bóng đặc biệt, tạo nên phong cách mới cho chủ nhân.
Ý nghĩa cây trúc đen.
Cây trúc đen hay trúc huyền có tên khoa học Phyllostachys nigra thuộc họ Hòa thảo, có xuất xứ từ Đông Nam Á.
Trúc đen thuộc phân họ Tre nên có đầy đủ các thuộc tính của loài này. Trúc đen có thân mầm mọc tản, sống lâu năm, Thân khí sinh hình trụ rỗng với màu tím đen hoặc tím lục, bóng trông rất ấn tượng.
Màu sắc đặc biệt ấy khiến trúc đen trở nên nổi tiếng. Khi cây còn non thân khí sinh của trúc đen có màu xanh lục nhạt hoặc vàng nâu.
Một điểm khác biệt nữa là thân cây trúc đen khi già khô vẫn không phai màu, giữ được sắc màu đen bóng,
Trúc đen thuộc loại cây khỏe, phát triển nhanh, ít sâu bệnh, kháng chịu khắc nghiệt rất tốt.
Ánh sáng: trúc đen ưa sáng nhưng có thể trồng nơi bóng bán phần, nếu muốn cây phát triển chiều cao thì trồng nơi rộng rãi không cớm nắng
– Nhiệt độ: cây chịu được biên độ nhiệt lớn,chịu nóng, lạnh tốt
– Độ ẩm: trúc đen ưa ẩm trung bình
– Đất trồng: trúc đen không kén đất, tuy nhiên nếu trồng chậu thì nên trồng đất xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, thoáng khí để cây phát triển bền vững.
– Tưới nước: nhu cầu nước trung bình nên trúc đen chỉ cần tưới lượng nước vừa phải, cây chịu úng kém, chịu hạn tốt. Chỉ nên tưới khi đất trên mặt chậu đã se khô.
– Bón phân: để lá cây mượt và thân bóng nên bón phân hàng tháng cho cây bằng nhiều loại phân luân phiên.
””””””””””””””””””””””””””””’
Phí ship tùy khu vực