1/ Đặc điểm
– Dưa tây là loài có dây leo, các dây này có thân hình 4 cạnh. Lá cây hình tim, dạng trứng nhọn, lá nhẵn và có cuống mang 4 – 6 tuyến, mọc so le với nhau.
– Hoa dưa tây khá lớn, màu tím, có cuống dài. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá kèm theo 3 lá bắc nguyên làm thành vòng bao chung dưới cụm hoa. Vòng tràng phụ có hình trụ, trên tràng có nhiều sợi hẹp màu xanh lục hoặc trắng, kéo dài và xếp thành nhiều dãy.
– Quả dưa tây là quả mọng, dài 20 – 25cm, màu xanh lục nhạt, vỏ nhẵn bóng, thịt quả bở màu trắng ngà, có thể hơi vàng, có mùi thơm nhẹ, bên trong chứa nhiều hạt, chứa nhiều hạt
– Mùa hoa của cây từ tháng 4 – 7, cây ra quả vào tháng 8 – 11.
– Dưa tây là cây ưa ẩm, ưa sáng, thích hợp trồng ở điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm hoặc hơi khô.
– Là loài có dây leo, được trồng thành giàn, vừa cho quả ăn vừa làm thuốc, vừa có bóng râm che nắng trong sân vườn và làm cảnh. Dưa tây được trồng dễ dàng bằng phương pháp giâm cành, có thể trồng bằng hạt hoặc các đoạn thân. Cây ra hoa, quả nhiều và khá to.
– Cây cao 1m
2/ Tác dụng: Dưa tây được sử dụng trong y học cổ truyền để làm dịu các vấn đề về dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, lo lắng và mất ngủ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Dưa tây cũng có một số lợi ích khác như:
- Chăm sóc sức khỏe của da:giảm nguy cơ xuất hiện các nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa.
- Hỗ trợ giúp cơ thể hấp thụ các khoáng chất: hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, hấp thụ các dưỡng chất và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nuôi dưỡng máu.
- Hỗ trợ điều trị bệnh Gout: Nguồn vitamin C dồi dào trong Dưa tây có thể giảm sự tích tụ Axit Uric và ngăn ngừa bệnh Gout.
- Bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do:Các hoạt chất trong Dưa tây có thể ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do. Sự tích tụ các gốc tự do có thể gây ra các bệnh viêm đau khớp, bệnh tim và cả ung thư.
- Ngăn ngừa các bệnh lý về cảm lạnh: Dưa tây có thể chống lại virus gây cảm lạnh, hỗ trợ giảm nguy cơ nhiễm trùng phổi và viêm phổi.
- Ngăn ngừa đột quỵ:Lượng vitamin C dồi dào có thể giảm 42% khả năng đột quỵ.
- Dưa tây được cho là có thể làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị ung thư, hỗ trợ cải thiện ung thư phổi và ung thư buồng trứng.
- Dưa gang tây có thể dùng tươi hoặc chế biến thành thực phẩm đều được. Quả có thể dùng nấu canh như đu đủ, quả chín có thể dùng làm sinh tố, dưa dầm hoặc thái lát ăn kèm sữa hoặc đường.
Lá và rễ cây có thể dùng hãm trà hoặc sắc thành thuốc, dùng uống.
* Lưu ý: Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào yêu cầu của bài thuốc và người sử dụng. Tuy nhiên, không được lạm dụng Dưa găng tây để tránh các trường hợp rủi ro không mong muốn.
3/ Cách trồng và chăm sóc
- Đất trồng: Đất trồng cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều phân lân. Dưa tây thích nghi nơi có nhiệt độ ẩm, ánh sáng trực tiếp, cây không chịu ngập úng hoặc bóng râm.
- Tưới nước: Nước tưới đối với cây trồng khá quan trọng nhưng với dưa gang tây lại không cần phải tưới nhiều
- Phân bón: Trong quá trình sinh trưởng cần bón thêm phân hóa học và phân chuồng để tăng cường dinh dưỡng cho cây. Thích hợp bón phân hữu cơ, nhất là phân bò
- Thụ phấn: Một số cây không tự thụ phấn được vì môi trường thì chúng ta phải thụ phấn cho chúng để đậu trái dễ hơn.
- Sâu bệnh: Phun thuốc dưỡng lá, diệt sâu rệp…