Chà là là loại cây bụi thân gỗ họ Cau.
Nó có khả năng chịu hạn tốt và thường được trồng ngoài trời làm cây cảnh tạo cảnh quan đẹp hoặc lấy quả ăn.
Đây là loại cây có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, được trồng nhiều ở các địa phương.
I/ Đặc điểm hình thái của cây
– Chà là là cây thân gỗ có hình dạng giống cây dưa, nhưng mập hơn và có vỏ thân xù xì. Thân cây đơn hoặc có chồi rễ mút và phát triển thành bụi, có chiều cao dao động từ 1–30 m.
– Là lá kép lông chim dài từ 1–6 m, nhọn ở đầu, dài trung bình khoảng 50 cm. Các loài trong chi này có hoa đực và hoa cái trên các cây khác nhau và chúng thụ phấn nhờ gió.
– Hoa chà là là loại hoa đơn tính, thụ phấn nhờ gió và ong hút mật. Hoa nhỏ, mù nâu kem, có 4 cánh nhọn mọc thành cụm dài khoảng 15 cm. Nó không dễ thấy, thường bị che bởi tàu lá và lớp mo
– Quả là loại quả hạch, kích thước nhở, dài từ 1–7 cm, có màu vàng hay nâu đỏ hoặc tía sẫm khi chín, bên trong có một hạt
– Hạt được sử dụng để làm mứt ăn rất ngon.
– Chà là ra hoa vào khoảng tháng 2-3 và trái có thể được thu hoạch vào tháng 8-12 hàng năm. Vì nó có hoa đơn tình nên thụ phấn nhờ ong và gió.
– Đây là cây ưa sáng toàn phần, thích hợp sống tại nơi có nhiều ánh sáng
– Cây rất dễ ươm trồng và chăm sóc, nhu cầu nước không cao
– Cây thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau và có thể chịu đựng được nơi có độ mặn cao.
II/ Tác dụng cây chà là:
– Cây chà là loại cây đẹp nên được trồng nhiều làm cây công trình, cây xanh cho văn phòng hay cây cảnh trong các sân vườn. Nó còn được trồng trong chậu để trang trí nội thất hoặc trồng thành từng bụi cây trong sân vườn trang trí vườn, sân…
– Theo ý nghĩa thì đây là cây được tượng trưng cho tình bạn nên có giá trị kinh tế cao, thường được mọi người mua để làm quà tặng
– Theo phong thủy cây chà là có thể loại bỏ được tất cả các độc tố có trong không khí, mang lại sự trong lành cho không khí, giúp cho gia chủ luôn khỏe mạnh
– Quả chà là có giá trị thương mại cao. Nó là loại quả cho lớp cùi thịt dày, chứa nhiều đường rất ngọt và có giá trị dinh dưỡng cao. Loại quả này được bán rộng rãi trên thị trường và rất được ưa chuộng bởi nó cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh như táo bón, thiếu máu…
III/ Cách trồng và chăm sóc:|
– Thời vụ trồng thích hợp nhất vào đầu vụ mưa, lúc này sẽ giảm thiểu công tưới và tăng tỉ lệ sống cho cây hơn
– Tùy thuộc vào địa hình và loại đất của từng vùng mà có thể trồng tập trung hoặc trồng theo hàng sao cho phù hợp và khi trưởng thành dễ thụ phấn tự nhiên hơn
– Ðào hố với quy cách 40cm x 30cm x 30cm để trồng cây con
– Mật độ cây trồng khoảng 500 cây/ha, hàng cách hàng, cây cách cây là từ 4 đến 6 m
– Trước khi trồng thì tiến hành bón lót phân vi sinh để cây dễ bén rễ
– Trồng xong cần tưới nước cho cây để cây nhanh phục hồi
– Tưới nước thường xuyên cho cây nhất là vào 6 tháng mùa khô, một ngày tưới 2 lần
– Mỗi tháng cần bón một lần phân với khối lượng là 0.01 kg cho mỗi hố
– Kiểm tra thường xuyên khi mới trồng cây để đề phòng côn trùng cắn rễ và chuột phá hại rễ
– Khi cây mới trồng còn nhỏ và yếu nên cần dọn sạch cỏ xung quanh gốc để cỏ không cạnh tranh chất dinh dưỡng của cây
– Cắt tỉa lá già và khô mỗi năm 1 lần vào tháng 12 đếm tháng 1
– Lưu ý: cần phủ gốc bằng rơm rạ, hoặc cỏ khô vào mùa khô để chống lại sự thoát hơi nước của đất