– Cây Sơ ri ngọt phát triển rất nhanh, cây có thể ra trái sau thời gian trồng 3-5 tháng từ cây chiếc cành, giống này có tỷ lệ đậu trái rất cao, vượt trội so với sơ ri Việt Nam.
Cây cao 1m có thể đậu rất nhiều trái. Nếu là giống sơ ri Việt Nam thì không thể, phải xử lý mới có thể đậu được nhiều trái theo ý muốn. Các loại đất thịt, đất cát, đất đỏ đều trồng được giống sơ ri. Chịu hạn, mặn và phèn rất tốt.
– Lá có hình bầu dục, màu xanh đậm mọc đối xứng.
– Tàn thấp cao tối đa 1,5m, mọc thành bụi cho nên rất dễ thu hoạch. Dễ chăm sóc, và hiếm sâu bệnh, kể cả các loại con trùng hại trái cũng rất hiếm.
– Hoa có màu hồng, năm cánh. Ra quanh năm liên tục. Trái sơ ri ngọt có kích cỡ và hình tương đồng so với Sơ ri thường, khi chín quả chuyển từ màu xanh sang vàng cam và cuối cùng là màu đỏ, trái khi ăn có vị ngọt.
– Có thể phân biệt cây sơ ri thái bằng cách nhìn vào nhánh cây, tàn cây. Tán sơ ri thái thưa không rậm rạp như sơ ri VN. Vì vậy cũng hạn chế các loài bò sát cư ngụ trong tán cây.
Cách trồng * Chăm sóc
– Đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt. Không có hiện tượng giữ nước quá lâu.
– Khi trồng chú ý điều kiện nắng đầy đủ cho cây. Tránh bị thiếu sáng, cây vẩn sống được nhưng tỉ lệ có trái sẽ rất thấp.
Ưu điểm:
– Dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh.
– Ra trái cực sớm, khoảng 3-5 tháng là có trái, trái ra quanh năm, liên tục đầy cây mà không có hiện tượng suy cây.
– Ra trái được trong chậu.
Công dụng:
– Ngoài làm trái cây ăn sống sơ ri còn có thể là nước ép trái cây với hàm lượng vitamin C cực cao. Hoặc có thể ngâm rượu rất ngon
– Trái sơri được coi là giàu đường nhất trong số những trái cây màu đỏ vì trung bình mỗi trái sơri có tới 15% thành phần là đường gluxít. 81% thành phần cấu tạo quả sơri là nước có chứa các chất khoáng hòa tan và vitamin. Có thể tìm thấy trong trái sơri rất nhiều loại chất khoáng (500mg/100g), canxi (17mg/100g), kẽm (250mg/100g), sắt, đồng… Tỷ lệ vitamin C có trong 100g sơri có thể từ 4 tới 21mg, nhưng thường xuyên nhất là ở mức trên dưới 15mg. Lượng vitamin A tổng hợp là 0,4mg/100g, và tuyệt vời hơn nữa là mọi loại vitamin nhóm B đều có trong quả sơri với một tỷ lệ rất hợp lý. Do có hàm lượng nước và kẽm cao, sơri rất có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, do lượng chất khoáng phong phú, sơri tham gia tích cực vào việc làm cân bằng hoạt động của cơ quan nội tạng. Quá trình chuyển hóa của sơri khi vào cơ thể làm giải phóng kẽm, làm trung hòa chế độ dinh dưỡng hiện nay đôi khi có quá nhiều axít.